Nguyên liệu: Từ 2 - 3 hoa quỳnh mới nở, trứng gà ta 1 - 2 quả, gia vị đủ dùng.
Chế biến: Hoa
quỳnh đem rửa sạch, thái nhỏ đem xào qua sau đó đập trứng gà vào xào
tiếp tới chín, nêm gia vị đủ dùng, bắc ra ăn nóng. Có thể ăn ngày 2 lần,
trẻ em ngày 1 - 2 hoa/lần, người lớn 4 - 5 hoa/ngày, có ăn liên tục tới
khi khỏi. Bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, thanh nhiệt giáng hỏa,
kháng viêm, trừ mủ, long đờm thích dụng cho người viêm phổi, viêm phế
quản, lao phổi, ho kéo dài, hen phế quản, viêm họng... Ngoài ra, còn
dùng để trị sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm thận...
Hoa Quỳnh
Theo Đông y, hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình, có
tác thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, kháng viêm, tiêu thũng, giảm ho,
trừ đờm dùng trị ho, viêm họng, lao phổi, ho ra máu, hen suyễn, cao
huyết áp, sỏi thận, sỏi bàng quang... Trứng gà còn được gọi là kê hoàng
có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, thận có tác dụng tư âm, dưỡng tâm
thận, an thần, nhuận khí và sinh tân dưỡng huyết mạch chức năng hô hấp.
Ngoài cách chế biến trên có thể dùng hoa quỳnh 15 -
30g thái nhỏ xào hoặc nấu canh với thịt nạc lợn ăn hằng ngày chữa viêm
phế quản, lao hạch, lao phổi hoặc đem hấp với mật ong hay đương phèn ăn
hằng ngày. Theo kinh nghiệm của nhân dân Ấn Độ - Trung Quốc, toàn cây
quỳnh được dùng trị đòn, ngã tổn thương, đau tâm vỵ, thổ huyết, phổi kết
hạch; Đọt non của hoa quỳnh được dùng để thay thế một phần digitalis
làm thuốc trợ tim.
Hoa quỳnh chỉ nở về đêm. Có người cả đời
không hề thấy quỳnh ra hoa. Quỳnh không chỉ để ngắm mà còn dùng làm dược
liệu và cả để... ăn.
Quỳnh chỉ cần một, hai hoa là có thể chế biến
được món, đơn giản nhất là nấu canh thịt nạc hay tôm tươi. Hoa quỳnh
tối nở sáng tàn nên nấu ngay cho buổi trưa hôm sau, độ tươi, ngon gần
như nguyên vẹn. Rửa sạch bụi phấn hoa, bỏ cuống và nhụy, xắt ra nấu với
thịt nạc được một tô canh nhỏ. Có người “tiếc của trời cho” nấu nguyên
phần cuống. Tô canh hơi nhơn nhớt nhưng lại ngon ngọt, dễ ăn.
Quỳnh trồng trong chậu chỉ ra hai, ba
hoa/lần, khi trồng ngoài đất, cây phát triển tươi tốt, vào mùa ra hoa
đến cả chục cái. Lúc này tha hồ xào thịt bò, làm gỏi. Cánh hoa quỳnh
mảnh nên chín nhanh, chỉ cần đảo sơ qua với thịt bò là dùng được.
Nếu làm gỏi thì nguyên liệu trộn thông thường
như tôm, thịt nạc, cà rốt, hành tây... nhưng để gỏi ngon, thì còn phụ
thuộc vào tài nêm nếm gia vị chanh, đường, mắm, ớt... Vì ít hoa nên đúng
nghĩa là ăn lấy hương lấy hoa!
Theo các tài liệu về dược thảo của dược sĩ
Phan Đức Thảo nghiên cứu dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi và kinh
nghiệm dân gian, hoa quỳnh có tác dụng chữa trị các bệnh về đường tiết
niệu, sỏi thận, ho, viêm họng, hen suyễn, đái tháo đường...
Hoa quỳnh vừa nở xong, còn tươi thái nhỏ
chưng với đường phèn hoặc mật ong hoặc với trứng gà. Ăn nóng, có tác
dụng chữa các chứng ho, hen suyễn. Canh hoa quỳnh nấu với thịt nạc ăn có
tác dụng bổ phổi.
Hoa quỳnh ngâm rượu chữa bệnh đau bụng. Hoa
quỳnh phơi khô hoặc để tươi, tẩm mật, sao vàng, hãm với nước sôi như pha
trà có tác dụng chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang... Dân gian còn
cho rằng thân cây quỳnh hay chất nhớt lấy từ cuống hoa có tác dụng chữa
bệnh đái tháo đường…
Quỳnh dễ trồng trong sân, vườn nhà hay trong
bồn. Loài cây họ xương rồng này cho hoa tuyệt đẹp. Chỉ cần một chiếc lá
quỳnh già, thậm chí nửa lá cũng được, vùi xuống đất mềm trong chậu hoặc
ngoài đất, vài tháng sau lá tua rễ, đâm cành, nảy lộc thành một bụi
quỳnh tươi tốt.
Dân gian cho rằng, hoa quỳnh nở là điềm may
mắn và hạnh phúc. Điều đó đúng, sai chưa thiết nghĩ, nhưng quả rằng
hương thơm lẫn sắc đẹp của hoa thật lạ lùng. Trông từng cánh hoa trắng
muốt nhấc ra từ từ cho đến khi cả đoá hoa mãn khai. Dù sao, được một lần
thưởng lãm hoa quỳnh nở trong đêm và thưởng thức các món ăn từ hoa
quỳnh đã thích thú chừng nào
Quỳnh một cây hoa
được xem là quý nhất trong các loại hoa nở về đêm . Hoa quỳnh cũng được
mệnh danh là Queen of the Night và là loại hoa..nữ hoàng của bóng đêm
"chỉ nở dành riêng cho người quân tử biết thưởng thức..
Trước
đây ở nước ta trong các tác phẩm văn chương một loài hoa đã được đề cập
đến như một huyền thoại dành cho giới thượng lưu và tao nhân mặc khách
thưởng lãm. Vì sự quý hiếm và chăm sóc rất công phu. Bởi thứ hoa nầy mỗi
năm chỉ nở một lần vào dịp cuối năm và đúng nửa đêm. Do đó rất ít người
trong chúng ta có duyên được ngắm loài hoa từng được ca ngợi nầy, đó
chính là Hoa Quỳnh. Nhạc sĩ TCS đã từng đề cập đến loài hoa nầy trong
một ca khúc của mình, mời quý vị cùng thưởng thức một số hình ảnh dưới
đây để biết thêm về những loài hoa nở về đêm. Ngoài ra Hoa Quỳnh còn
được đề cập đến như một vị thuốc đặc trị chữa bệnh, mời tham khảo.
Hoa Quỳnh nở được tin tưởng là sẽ đem may mắn và hạnh phúc đến cho người trồng..
Tuy
nhiên, tại Hoa Kỳ, Quỳnh lại rất dễ gặp, dễ trồng và có rất nhiều chủng
có hoa nở cả ngày lẫn đêm và đủ mọi màu sắc.. Ngoài ra còn có loại
Quỳnh cho.. quả ăn không kém phần bổ dưỡng!
Quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ (Mexico, Honduras, Guatamela, Cuba..) thuộc gia đình Xương rồng (Cactaceae).
Trong nhóm Quỳnh có những cây trổ hoa về đêm và những cây cho hoa nở giữa ban ngày..
Quỳnh cho hoa nở về đêm:
Nhóm Quỳnh này, gồm nhiều loại thường được gọi chung là
Night blooming cereus, bao gồm các chi Helicocereus, Selenicereus và
Penioce reus , cùng một số loài lai tạo (hybrid).
Trong nhóm này, cây cho hoa đẹp và quý nhất là
Epiphyllum grandilo bum ( hay E. oxypetalum, tên cũ là Cereus
oxypetalis). Còn có những tên Night-flowering cactus, Orchid cacti,
Dutchman's pipe cactus. Cây mọc rất nhiều tại Hawai
Cây thuộc loại bụi, mọc
vươn dài hay sống dựa, gốc thân hình trụ; phần trên và cành đều dẹt như
lá có gân giữa cứng.Thân mọng nước, cao 2-3 m, mép thân uốn lượn, có
khía tròn, màu xanh dày và bóng. Hoa nở về đêm, lớn, dài cỡ 30 cm mọc
thòng xuống, màu trắng có nhiều lá bắc hình vẩy ở gốc, phủ kín cuống dài
mọc ra từ phần gân giữa của thân. Cánh hoa dài, thuôn, mảnh mai, màu
trắng, xếp theo hình xoắn ốc. Hoa có nhiều nhị, xếp thành 2 hàng; bầu có
vòi dài màu trắng, có mùi thơm. Hoa rất chóng tàn.. Hoa thường trổ vào
các tháng 6-8.
Tại miền Tây Bắc Hoa Kỳ, cây
Quỳnh Perou cereus peruvianus là cây rất dễ trồng: có thể cao 30-50 ft,
phân nhánh nhiều, lá dẹt màu xanh xậm mọng nước có thể có ít gai. Hoa
màu trắng, dài 6-7 inches, nở tỏa đến 5 inches. Hoa nở về đêm, thường
vào tháng 6. Chủng đặc biệt 'Monstrosus', nhỏ hơn, mọc chậm hơn, cho hoa
đẹp hơn.
Quỳnh cho hoa nở ban ngày:
Nhóm này có rất nhiều cây đã được lai tạo để trồng làm cây cảnh trong nhà. Những cây đáng chú ý như:
-
Cây Quỳnh đỏ: Epiphyllum akermannii = Epiphylle d'Aclerman. Cây có hình
dáng tương tự như E.oxypetalum: thân dẹt, màu xanh bóng có múi nhỏ và
phân cành ngắn. Hoa lớn, nở ở đầu cành. Cánh hoa dài, mảnh mai, phía
ngoài màu đỏ tươi, phía trong đỏ-hồng. Hoa có nhiều nhị, bầu có vòi màu
đỏ nhạt. Hoa nở ban ngày và tương đối bền.
Nhóm Epiphyllum lai
tạo: Nhóm này bao gồm nhiều loài Quỳnh, được trồng làm cây cảnh trong
nhà tại Hoa Kỳ. Hoa nở ban ngày, lớn từ cỡ trung bình đến rất to (nở tỏa
đến 10 in.), hoa có thể màu trắng, crem, vàng, hồng, tím, đỏ tía..và
cam. Có những chủng cho hoa pha trộn 2-3 màu. Nhóm Quỳnh này không được
những 'nghệ nhân' ưa thích...
Kỹ thuật trồng Quỳnh nở về đêm:
Trồng
Quỳnh để có hoa nở về đêm được xem là tương đối.. dễ dàng (?). Sau đây
là cách trồng của một 'chuyên gia' về Quỳnh tại Portland (Oregon) : Cắt
một đoạn lá từ cây gốc, ngâm trong nước đến khi rễ mọc ra từ lá, và
trồng cây vào chậu có hỗn hợp 2/1 đất potting và peat. Giữ cây đủ ẩm
trong mùa hè và khô trong mùa đông. Chăm sóc cây bằng cách tưới phân
Peter 2 tuần một lần. Khi cây bắt đầu đâm chồi, dùng phân có chứa nhiều
phosphorus hơn.
|
Hoa Quỳnh | |
|
|
Trong các tháng 10-11, tùy
thời tiết có giá lạnh hay không, chuyển cây vào trong nhà xe để có độ
lạnh-mát cần thiết thúc cây nở hoa. Ðưa cây ra ngoài trở lại vào tháng
4-5 (tùy thời tiết bên ngoài), điều quan trọng là giữ quỳnh đừng chịu
ánh nắng trực tiếp mỗi ngày quá 1 giờ ( nắng sáng hay chiều, tránh nắng
giữa trưa).. Quỳnh sẽ trổ hoa trong tháng 9. Hoa bắt đầu nở khoảng 9 giờ
tối, tỏa mùi hương thơm và nở trọn vẹn vào nửa đêm.. rồi tàn ngay vào
sáng hôm sau. (Theo Peter Hines. The Oregonian, Home and Garden, October
2, 2003)
Tác dụng dược học:
Các
nghiên cứu về dược học của Quỳnh hầu như chỉ được thực hiện tại Ðài
Loan. Tài liệu duy nhất lưu trữ tại một số ÐH Hoa Kỳ là bản dịch từ
'Pharmacological Effects of Epiphyllum oxypetalum' của các tác giả Chow
SY, Chen CF vàChen SM trong Taiwan Yi Xue Hui Za Zhi (Ðài loan Y Dược
Hội Tạp Chí Số tháng 12 năm 1977)
Phần được dùng làm dược liệu là Hoa và Thân.
-
Hoa được xem là có vị ngọt, tính bình, có các tác dụng 'chống viêm,
chống sưng và cầm máu'. Hoa thường được dùng để chữa ho ra máu (lao
phổi), xuất huyết tử cung, sưng cổ họng : Sắc và uống 3-5 hoa. Hoa cũng
được nấu chung với thịt heo để trị sưng phổi, ho và các bệnh đường hô
hấp.
Có thể giã nát, đắp lên vết thương sưng, đau:
- Thân, có vị chua/ mặn, tính mát có tác dụng chống sưng.
- Toàn cây có tác dụng 'thanh phế', trị họ
Thân Quỳnh có chứa chất nhày trong đó có một số heterosid flavonic. Hoa có các hoạt chất loại hentriacontane và beta-sitosterol.
Quả của Quỳnh loại Hylocerus undatus có (tính theo 100 gram quả):
- Calories : 346 ; Chất đạm 9 % ; Chất béo 2.6 %; Carbohydrate tổng cộng 84.6%; Chất sơ 9.0%; Tro 3.8 %.
- Calcium 64 mg ; Phosphorus 167 mg ; Sắt 8.3 mg
- Thiamine 0.26 mg ; Riboflavine 0.26 mg ; Niacin 1.92 mg và Vitamin C 51.3 mg.
Tại Ấn Ðộ: Ðọt non của Quỳnh Selenicereus grandiflorus được dùng để thay thế một phần digitalis làm thuốc trợ tim.
Ngoài việc chữa trị hiệu quả chứng sỏi ở đường tiết niệu, loài hoa đẹp này còn giúp điều trị ho, viêm họng, vết bầm tím...
Cách
chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa
quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao
vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml,
uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài
tuần.
Có
thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa quỳnh 30 g,
kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, sắc lấy
nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.
Từ
năm 1966 đến 1974, dược sĩ Phan Đức Bình đã nghiên cứu và khẳng định,
dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi không những làm tan sỏi mà còn trị
được chứng đái tháo đường. Cách dùng và liều lượng như trên.
Các công dụng khác:
Thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen:
Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng
gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 - 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa
Chữa ho, viêm họng:
Hoa quỳnh 30 g, lá xương sông 10 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát sạch
cùng với mật ong 10 ml, đun cách thủy trong 15-30 phút. Để nguội, trộn
đều, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa đau bụng, vết bầm tím sưng đau: Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ml.
Theo
tài liệu nước ngoài, có thể lấy hoa quỳnh 15-30 g thái nhỏ, nấu với
thịt lợn nạc làm món ăn - vị thuốc chữa viêm phế quản, lao hạch, lao
phổi.
Hoa
Quỳnh tên khoa học: E p i p h y l l u m Oxypetalum (DC) Haw, thuộc họ
xương rồng. Hoa Quỳnh, một loại hoa đẹp, hoa chỉ nở vào ban đêm khi được
chiếu sáng đầy đủ. Thời gian mục đích để xem hoa quỳnh nở khoảng 20h –
21h.
Cây
Quỳnh, thân nhỏ, hình trụ, loại cây hoa cuống, có vỏ bọc màu nâu. Cành
phân nhánh nhiều, có dạng dẹp màu lục non như lá, có một đường sống rõ
mỏng dẫn về phía mép, mép lượn sóng, khía trơn. Hoa Quỳnh to màu trắng
ngà, mọc đơn độc, cong lên ở kẽ những vết khác của thân cây, là bắc
nhiều hình vảy. Mùa hoa có vào tháng 3-6.
Cây
Quỳnh được trồng vùng đất nhiệt đới, ở nước ta quỳnh là cây có từ lâu
đời ở hầu khắp nơi. Hoa Quỳnh được nhân dân trồng làm cây cảnh, vừa làm
thuốc chữa bệnh. Với cây Quỳnh được xem như là một cây quý, hiếm, Quỳnh
chưa được trồng đại trà… Loại cây ưa ánh sáng, chịu khô ẩm tốt, do đó
phần thân và lá mọng nước. Quỳnh muốn tốt phải cho cây hướng về phía tây
nam.Đây cũng là tính đặc trưng của quỳnh. Hoa Quỳnh được xem là thuốc đặc trị các bệnh về hô hấp, các bệnh lý về phổi.
Quỳnh
còn có khả năng tái sinh dinh dưỡng rất tốt. Vì mỗi bộ phận của cây như
một lần lá hay thân, cắt lá già làm đôi, còn nguyên tươi cắm xuống đất
sau thời gian 15-20 ngày đã thấy có nảy sinh mầm.
Hoa Quỳnh có thể dùng chữa bệnh cả hoa và thân hoa thu hái khi nở còn tươi, cũng có thể phơi khô, có nơi ngâm rượu gạo.
Hoa
Quỳnh có vị ngọt, tính bình, rất tốt trong tiêu viêm (sưng đỏ đau),
trong cầm máu. Thân cây Quỳnh có một vị chua chua mặn mặn, tính mát.
Toàn cây quỳnh có tác dụng thanh phế, loãng đờm (giống như tác dụng của
Anphatrymotrysin “CHOA”).
Để
chiêm ngưỡng trọn vẹn hoa Quỳnh sau nở vẫn giữ nguyên hoa nhiều gia
đình ở Thị trấn Phú Phong (Tây Sơn) cắt hoa Quỳnh cho vào bình thủy tinh
trắng trong, cho rượu gạo ngâm. Khi có đau bụng do ăn uống, hoặc khi vô
ý té ngã có chỗ viêm, tấy, bầm máu có lúc do viêm họng, rát họng… ngậm
hoặc uống 2ml rượu hoa Quỳnh. Với hoa Quỳnh có tác dụng như một loại
thuốc vitamin K…. sẽ cầm máu vết
thương, điều trị ho ra máu, bệnh lao phổi (xơ nhiễm phổi….) tử cung ra
máu. Kinh nghiệm trong dân gian còn dùng hoa Quỳnh khô chưng cách thủy
lấy nước uống để chữa đau tim tuổi già.
Liều lượng 3 - 5 hoa dạng thuốc sắc.
Dùng
ngoài da chỗ xây xước, lấy thân cây giã nhỏ đắp lên chỗ đau, khi có mụn
đinh viêm tấy đỏ, đau (nhọt), ngã đau có vết bầm tím (ứ máu cục bộ trên
da).
Tác
dụng quý, tốt của hoa Quỳnh như vậy nhưng thực tế để tìm có 5- 10 hoa
Quỳnh vô cùng khó. Khi đã có hoa Quỳnh, chúng ta nên phơi khô hoặc ngâm
rượu. Đó là cách thu, hái hoa Quỳnh, bảo quản tốt nhất, trong chữa bệnh.
Nếu sốt ruột khi con cái hay bản thân bị ho, bạn hãy nhớ đến hoa quỳnh. Loài hoa này có thể chữa được nhiều chứng ho khác nhau.
Theo Đông y, hoa quỳnh có vị ngọt, tính
bình, có tác dụng trị ho, lao phổi, ho ra máu, hen suyễn, làm mát máu,
sạch phổi, trị cao huyết áp. Dưới đây là cách dùng cụ thể:
Ho do lao phổi, lao hạch, viêm phế quản lâu ngày: Lấy 15 - 30 gr hoa quỳnh, nấu với thịt nạc lợn ăn rất tốt.
Lao phổi, ho thường xuyên, suy khí ở phổi: Lấy 3 - 5 bông hoa quỳnh, 50 gr đường phèn, nấu lấy nước uống trong ngày.
Hen, ho có đờm, ho lao:
Lấy hoa quỳnh mới nở thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc chưng với trứng gà
ăn nóng trong ngày. Trẻ em dùng 1 - 2 hoa, người lớn dùng 2 - 3 hoa
Ngoài ra, hoa quỳnh cũng được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:
Xuất huyết tử cung, kinh nguyệt ra nhiều không dứt: Lấy 2 - 3 bông hoa quỳnh ninh với 400 gr thịt lợn nạc để ăn.
Vai, lưng, đau nhức, tức ngực khó thở, người mệt: Lấy 2 - 3 bông hoa quỳnh ninh với 400 gr phổi lợn ăn nóng.
Đau bụng, ứ máu làm bầm tím lâu tan: Lấy hoa quỳnh mới nở, ngâm vào rượu để 10 - 15 ngày là dùng được. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 - 2 ml.
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài, buồn phiền u uất: Lấy 30 gr hoa quỳnh, 30 gr hoa kim tước, 30 gr hà thủ ô, 50 gr đỗ trọng sao. Nấu kỹ lấy nước uống.
Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận:
Lấy 30 gr hoa quỳnh, 20 gr rau diếp cá, 20 gr kim tiền thảo, 10 gr rễ
cỏ tranh. Tất cả thái nhỏ, sắc kỹ, lấy nước đặc chia làm ba lần, uống
trong ngày rất hiệu nghiệm. Nên uống liên tục 2 - 3 tuần cho một đợt
điều trị.
Làm bổ phổi: Lấy 30 gr hoa quỳnh, 30 gr hoa bách hợp, nấu nước uống.
Theo truyền thuyết, ngày
xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 - 617) ở Dương Châu, Trung Quốc,
có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa,
phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp... Cùng thời điểm ấy,
tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba,
ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực
nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô
đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây
bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24
cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa
ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.
Điềm báo mộng của vua
Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: "Ai vẽ
được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng". Không đầy tháng
saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh
cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy,
Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.
Trong
chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để
tiện việc di chuyển, Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An
đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn
con người phải vất vả bỏ mình. Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho
thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn
cách nhau 10 mét một cây (cụm từ "dặm liễu" xuất phát từ đó, điển hình
câu thơ: Dặm liễu sương sa khách bước dồn của Bà Huyện Thanh Quan). Kênh
đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền
giương buồm gấm khởi hành... cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da
phấn... thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị Vua Tùy
Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh
Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý
cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa
xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy
đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng
nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý
Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền
vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ
nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng
đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người
có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 - 649) nên
giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng
nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ Dưới ánh trăng
vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.
Sáng
hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa
úa rũ, tan tác!... Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa,
ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có
lòng lân ái: "Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên".
Qua cuộc tuần
du, nhiều cuộc bạo loạn nổi lên khắp nơị Tùy Dạng Đế bị cận thần sát hại
dẫn đến nhà Tùy mất ngôi, Lý Thế Dân đứng lên lập nên nhà Đường.
...
Đến đời Đường Cao Tông, say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà con còn nhỏ, Võ
Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà
Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ
Tắc Thiên ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ trơ trọi liễu đào ủ
rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:
Lai triều du thượng uyển - Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát - Mạc đãi hiểu phong xuỵ
Dịch: (Bãi triều du thượng uyển - Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay - Đừng chờ môn gió sớm).
Linh
ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi
thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông
muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng
quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn đóa Mẫu
Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá.
Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống
tận Giang Nam. Do đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, biểu
trưng cho quốc sắc thiên hương nhằm ám chỉ tuyệt sắc giai nhân. Người
đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán
thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu
lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu
giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban
rải cho mọi người để được dự phần thanh cạo
Đó là truyền thuyết
hoa Quỳnh và hoa Mẫu Đơn được đời sau dệt thành giai thoại đầy hấp dẫn
qua thuyết Đường của Trung Quốc biểu thị cho người đời suy gẫm Hoa và
Người: Ai là người xứng đáng thưởng hoa và hoa phải thế nào cho con
người thưởng ngoạn.
(Sưu Tầm - Unknown Author, Unknown Original Source)